Đăng ký nhãn hiệu là gì? Vì sao cần phải đăng ký nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu đem lại những lợi ích gì? Với môi trường cạnh tranh như hiện nay, hai câu hỏi trên chắc hẳn là câu hỏi chung của nhiều cá nhân và doanh nghiệp.
Khái niệm nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu
Khái niệm nhãn hiệu Được quy định tại Khoản 16, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009. Cụ thể, “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Từ định nghĩa nói trên, “Nhãn hiệu” có thể được hiểu như một “dấu hiệu” có mục đích “phân biệt” hàng hóa, dịch vụ cùng loại hay cùng tính chất của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Theo đó, đăng ký nhãn hiệu là một loại thủ tục hành chính, do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thực hiện, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu
Việc đăng ký nhãn hiệu có lợi ích gì cho doanh nghiệp? Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu? Dưới đây là những lợi ích quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu:
Chủ sở hữu độc quyền sử dụng nhãn hiệu
Khi đăng ký nhãn hiệu thành công, các cá nhân, tổ chức có thể độc quyền sử dụng nhãn hiệu hay cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu cũng như ngăn chặn việc những cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu của mình.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng nhãn hiệu với các hoạt động như gắn nhãn hiệu lên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm, gắn nhãn hiệu lên phương tiện kinh doanh/phương tiện dịch vụ/các loại giấy tờ khác sử dụng trong hoạt động kinh doanh, hay lưu thông, mua bán, quảng cáo… để bán hàng hóa. Hơn nữa, chủ sở hữu nhãn hiệu còn được phép nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu của mình.
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc đăng ký nhãn hiệu chính là người sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Qua đó, họ có thể cẩm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình nếu chưa được cho phép. Nếu các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu đang được đăng ký/bảo hộ, họ sẽ phải có được sự đồng ý/cho phép/chấp thuận từ chủ sở hữu nhãn hiệu để có thể thực hiện mong muốn của mình. Hành vi sử dụng nhãn hiệu đang được bảo hộ mà không có được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam.
Cuối cùng, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể định đoạt, chuyển nhượng nhãn hiệu của mình tương tự như việc định đoạt, chuyển nhượng một loại tài sản hữu hình.
Bảo vệ nhãn hiệu toàn diện
Từ việc có thể độc quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể bảo vệ nhãn hiệu của mình một cách hiệu quả trước các hành vi vi phạm dưới đây:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ cho cùng một loại hàng hóa, dịch vụ giống với hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu đang được bảo hộ.
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ trùng nhau, tương tự hoặc liên quan với sản phẩm, dịch vụ đăng ký, hành vi trên có thể gây ra nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, dịch vụ.
Với sự bảo vệ toàn diện như trên, chủ sở hữu nhãn hiệu không chỉ có thể yên tâm sử dụng độc quyền nhãn hiệu của mình, họ còn có thể bảo vệ hiệu quả những lợi ích nếu hành vi vi phạm xuất hiện.
Nâng cao uy tín của sản phẩm và dịch vụ
Tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn có thể nâng cao giá trị cũng như uy tín cho hàng hóa, dịch vụ của mình. Có nhiều cách để thực hiện mục đích trên và một trong số những cách hiệu quả nhất chính là thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu. Để có thể đưa sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu vào tâm trí của người tiêu dùng, chắc chắn các doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc đăng ký nhãn hiệu, với lý do sản phẩm có nhãn hiệu đã được đăng ký thành công sẽ có uy tín cao và giúp người tiêu dùng hay khách hàng yên tâm lựa chọn sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.