Website có bán được hàng không?

Website có bán được hàng không? là câu hỏi mà khi chúng tôi tư vấn thiết kế website. Thực tế cho thấy rằng có website sẽ bán được hàng, nhưng với điều kiện bạn phải biết cách khai thác và sử dụng. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư khá nhiều chi phí để thiết kế một website đẹp với hi vọng tăng doanh thu bán hàng, thế nhưng mỗi ngày, mỗi tuần trôi qua mà các đơn hàng vẫn rất ít, bạn bắt đầu chán nản và bỏ bê trang web của mình, dần dà nó thành một website chết. Điều này vừa lãng phí tài nguyên vừa khiến bạn có cái nhìn sai lầm về website. Bắt đầu tìm hiểu về lí do tại sao website của bạn không bán được hàng sẽ cho bạn hướng đi đúng đắn và có lợi nhất.

1. Bạn không hiểu về hành vi mua sắm và gu thẩm mĩ của khách hàng tiềm năng

Thực tế cho thấy rằng có website sẽ bán được hàng, nhưng với điều kiện bạn phải biết cách khai thác và sử dụng. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư khá nhiều chi phí để thiết kế một website đẹp với hi vọng tăng doanh thu bán hàng, thế nhưng mỗi ngày, mỗi tuần trôi qua mà các đơn hàng vẫn rất ít, bạn bắt đầu chán nản và bỏ bê trang web của mình, dần dà nó thành một website chết. Điều này vừa lãng phí tài nguyên vừa khiến bạn có cái nhìn sai lầm về website. Bắt đầu tìm hiểu về lí do tại sao website của bạn không bán được hàng sẽ cho bạn hướng đi đúng đắn và có lợi nhất. Trước khi tiến hành thiết kế giao diện website, các chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu thật chi tiết và có những hình dung thật tỉ mỉ về hành vi mua sắm cũng như gu thẩm mỹ của nhóm khách hàng tiềm năng. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh thực phẩm chức năng cho người trung niên, một trang web màu sắc lòe loẹt với các hình thù ngộ nghĩnh sẽ không được nhóm đối tượng này quan tâm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nhìn lại xem thương hiệu của mình đang đứng ở đâu, sản phẩm tốt như thế nào, vì bạn phải hiểu và tin sản phẩm của bạn trước thì mới làm người khác tin và dùng được. Nắm được hai thông tin trên, bạn sẽ có định hướng tốt và phù hợp hơn cho việc thiết kế website của bạn.

2. Nội dung website sơ sài, thiếu điểm nhấn

Nội dung website là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, người ta có thể chưa biết về sản phẩm của bạn nhưng lại biết về một trang web chuyên cập nhật các thông tin hữu ích về vấn đề liên quan thì bạn đã có cơ hội ghi điểm trong mắt các “thượng đế” rồi. Bởi vì khi người ta tin tưởng website của bạn rồi thì giá trị sản phẩm của bạn cũng sẽ ở vị trí cao hơn và đáng tin hơn những trang web nội dung kém, nhàm chán.

3. Giao diện website khó thao tác với người dùng

Bất kì giao diện nào dù có đẹp đến đâu nếu không chú ý các nút bấm cũng như lệnh chuyển trang, phóng to hình ảnh, điền thông tin… thuận tiện cho người dùng thì khách hàng cũng dễ nản mà bỏ qua trang web của bạn. Do đó, mọi tiện ích trên giao diện website phải giúp cho thao tác của người dùng thuận lợi nhất

4. Cho khách hàng một lý do để mua sản phẩm trên website

Bạn phải chứng minh được rằng bạn khác biệt, và khách hàng nên mua sản phẩm của bạn chứ không phải của công ty đối thủ. Trong khi tâm lí khách hàng là tìm những thứ mới mẻ, độc đáo thì nhiều doanh nghiệp lại sao chép thiết kế website của đối thủ chỉ đơn giản vì thấy nó đẹp. Tại sao không ngồi xuống cùng các cộng sự của mình và tìm ra một lý do thật độc đáo để trình với khách hàng, làm cho họ thấy rằng giao diện website của bạn không chỉ đẹp mà còn có những sản phẩm chất lượng. Nếu anh chị không mua sản phẩm của tôi thì anh chị sẽ phải tiếc đứt ruột. Hãy làm mọi thứ khác đi một cách thông minh, biến những chiến lược bán hàng của họ thành những công cụ để bạn triển khai chiến lược của mình. Không có trang web nào là không thể bán hàng, nếu không website sẽ không phát triển với tốc độ nhanh đến thế. Hiện nay có nhiều trang web đang không hoạt động vì không đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, lời khuyên đưa ra là hãy tập trung “chăm sóc” cẩn thận website của bạn để chính bạn không bị thiệt thòi trên thị trường bán hàng trực tuyến.

Tổng hợp