Uống cà phê có gây hôi miệng không?

Vì sao uống cà phê gây hôi miệng?

Vi khuẩn gây mùi trong miệng, khô miệng là nguyên nhân chính khiến người uống cà phê bị hôi miệng.

Dù có hương thơm dễ chịu nhưng sau khi uống cà phê, hơi thở của người uống thường có mùi khó chịu. Khi hạt cà phê được rang, các hợp chất tạo mùi thơm chứa lưu huỳnh bắt đầu hình thành (sunfuric và axit). Hợp chất này kết hợp với các thành phần axit trong cà phê khiến hơi thở người uống có mùi.

Đặc biệt, cà phê còn gây khô miệng, làm tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng. Nguyên nhân gây khô miệng sau uống cà phê là do caffeine khiến môi trường khoang miệng bị mất nước nhẹ.

Tannin, một hợp chất có trong các loại trà, cà phê, trái cây, cũng là nguyên nhân gây khô miệng. Cụ thể, khi uống cà phê, tannin liên kết với protein trong nước bọt làm ức chế quá trình sản sinh ra hợp chất này.

Thông thường, nhiều người có thói quen uống cà phê cùng sữa. Các chuyên gia nhận định trong sữa chứa đường tự nhiên, có thể làm tăng lượng vi khuẩn trong miệng. Sữa tách béo chứa nhiều đường hơn so với các loại sữa có hàm lượng chất béo cao như sữa nguyên chất. Do đó, người uống cà phê nên chọn loại sữa phù hợp, hạn chế nguy cơ vi khuẩn gia tăng.

Ngoài ra, các loại vi khuẩn trong miệng có thể sinh sôi, phát triển, giải phóng các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (VSC). Đây là lý do dễ dẫn đến hôi miệng sau uống cà phê.

Bên cạnh cà phê, các yếu tố khác như vệ sinh răng miệng kém (thức ăn phân huỷ trong miệng gây mùi), hút thuốc lá, mắc bệnh nha chu, viêm xoang, viêm phế quản mạn tính, nhiễm trùng đường hô hấp… có thể gây hôi miệng.

Nhằm khắc phục mùi hôi khó chịu sau khi uống cà phê, mỗi người có thể thực hiện các biện pháp sau.

Nhai kẹo cao su: Đây là biện pháp khắc phục hôi miệng dễ thực hiện. Sau khi uống cà phê, mỗi người nên nhai một viên kẹo cao su giúp ngăn chặn axit trong cà phê bám lại trên răng, chống lại vi khuẩn, làm trắng răng.

Uống nước: Uống nhiều nước trước và sau khi uống cà phê giúp loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả. Nước có thể làm sạch vi khuẩn gây mùi trong miệng. Nếu muốn thay đổi, người uống cà phê có thể vắt một ít chanh tươi vào nước hoặc uống nước hoa quả tươi thay vì nước lọc.

Giảm lượng đường và sữa trong cà phê: Lượng đường và sữa nhiều trong cà phê có thể tạo ra vi khuẩn gây mùi. Vì vậy, việc cắt giảm lượng đường và sữa trong cà phê sẽ giảm nguy cơ bị hôi miệng.

Ăn món ăn nhẹ giúp trung hòa mùi: Sau uống cà phê có thể khử mùi hôi miệng bằng cách ăn đồ ăn nhẹ như táo hoặc một ít mùi tây. Táo là trái cây giúp loại bỏ mùi hôi do vi khuẩn gây ra, khiến miệng tiết nhiều nước bọt. Vì vậy, khi ăn một quả táo sau khi uống cà phê, loại quả này sẽ trung hòa mùi hôi trong hơi thở.

Nhai đinh hương: Đinh hương có vị cay, nồng, giúp khử mùi hôi miệng. Băm nhuyễn đinh hương, ngậm trong miệng khoảng một phút rồi lấy ra sẽ mang lại hơi thở thơm tho, tránh mùi hôi sau uống cà phê.

Ăn một miếng gừng: Tương tự như đinh hương, gừng cũng giúp hơi thở thơm tho. Mỗi người có thể nhai một miếng gừng nhỏ sau khi uống một tách cà phê. Nếu ăn nhiều trước khi uống cà phê, gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Ăn sữa chua: Sữa chua có khả năng trung hòa mùi, loại bỏ vi khuẩn gây mùi ra khỏi miệng sau khi uống cà phê và thay thế bằng vi khuẩn có lợi.

Nước súc miệng:

Nước súc miệng là một loại dung dịch lỏng, nó có chứa các chất kháng khuẩn, dùng để làm sạch khoang miệng sau bước đánh răng hoặc là sau bữa ăn. Đồng thời giúp bạn có hơi thở thơm mát, tự tin.

Các thành phần chính nước súc miệng

  • Chất kháng vi sinh vật như cetylpyridinium, chloride, chlorhexidine,…
  • Các tác nhân oxy hóa và khử mùi hôi trong miệng như: sodium bicarbonate, chlorine dioxide,…
  • Fluoride giúp chắc răng và ngừa sâu răng.
  • Tác nhân cung cấp oxy giúp tiêu diệt những vi khuẩn kỵ khí gồm hydrogen peroxide,..
  • Tác nhân làm giảm đau chứa những chất làm giảm những cơn đau răng tê buốt răng.
  • Nước tinh khiết.
  • Chất tạo mùi và tạo vị giúp cho người dùng cảm thấy dễ sử dụng hơn.
  • Chất bảo quản với hàm lượng được cho phép để đảm bảo vi khuẩn không làm hư hại đến chất lượng của sản phẩm bên trong.

Công dụng của nước súc miệng là gì?

Sử dụng nước súc miệng mang lại lợi ích như:

  • Đánh bay các mảng bám trên răng, thức ăn còn thừa được mắc kẹt ở các vùng kẽ răng mà bàn chải hoặc chỉ nha khoa không thể nào làm sạch được,
  • Làm giảm tình trạng hôi miệng, mang đến cho người sử dụng một hơi thở thơm ngát, tự tin.
  • Đẩy lùi các bệnh về răng miệng như: viêm lợi, lở miệng.
  • Tiêu diệt vi khuẩn gây hại hiệu quả.
  • Bảo vệ men răng cho bạn

Mời Bạn Tham khảo một số nước súc miệng sau